Nhưng những điều khiến em bé vui vẻ sẽ có thể làm bạn ngạc nhiên, ngạc nhiên bởi bạn không nghĩ rằng điều đó lại làm cho bé vui. Các chuyên gia nghiên cứu sự phát triển trẻ em nói rằng hạnh phúc không phải là thứ bạn mang lại cho trẻ, mà là thứ bạn dạy cho trẻ.
Edward Hallowell, bác sĩ tâm thần và là tác giả của cuốn sách The Childhood Roots of Adult Happiness, cho biết những đứa trẻ được nuông chiều quá mức, mặc dù chúng được chơi đồ chơi đắt tiền hay được che chắn khỏi cảm xúc khó chịu, lại có nhiều khả năng trở thành những thanh thiếu niên buồn chán, hoài nghi và không vui vẻ.
"Những yếu tố dự báo tốt nhất về hạnh phúc nằm ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài", Hallowell, người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp trẻ phát triển một bộ công cụ bên trong mà trẻ có thể dựa vào chúng trong suốt cuộc đời.
Bạn không cần phải quá lo lắng, bởi bạn không cần phải là một chuyên gia về tâm lý trẻ em để truyền đạt sức mạnh nội tâm và trí tuệ cần thiết để trẻ có thể vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Với sự kiên nhẫn và linh hoạt, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng có thể đặt nền móng cho hạnh phúc suốt đời của một đứa trẻ.
2. Cách nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc
2.1. Học cách đọc cảm xúc của bé
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tương tác với bạn nhiều hơn, các biểu hiện của trẻ sẽ cho bạn biết khi nào có điều gì đó khiến trẻ hài lòng hoặc gây khó chịu cho trẻ.
Khuôn mặt của bé sáng lên với nụ cười tan chảy trái tim khi bạn bước vào phòng, hoặc bé rên rỉ khi ai đó lấy đi món đồ chơi yêu thích của mình. Và bạn có thể nhận thấy rằng trẻ xoay chuyển giữa cười và khóc nhanh hơn cả việc trẻ ngậm núm vú giả vào miệng.
Theo Lise Eliot, một nhà thần kinh học nhi khoa và là tác giả của cuốn sách “What's Going On in There? How the Brain and Mind Develop in the First Five Years of Life”, một em bé rất dễ xúc động vì vỏ não của bé, nơi điều khiển các phản ứng tự động, hầu như chưa hoạt động. Khi vỏ não phát triển trong những năm tới, trẻ sẽ có thể kiểm soát hành vi và tâm trạng của mình tốt hơn.
Nếu có vẻ như trẻ dành nhiều thời gian để khóc lóc hơn là cười khúc khích, đó là bởi vì bé thực sự trải qua cảm giác đau khổ sớm hơn là hạnh phúc. Eliot giải thích rằng biểu hiện trên khuôn mặt khóc lóc và đau khổ là có lý do. Chúng đóng vai trò như một sự cầu cứu để thúc đẩy người chăm sóc khắc phục bất cứ điều gì chưa đúng.
2.2. Cách ôm một đứa trẻ đang khóc
Một đứa trẻ hạnh phúc, không có nghĩa là trẻ không bao giờ khóc. Khi trẻ đang khóc, làm thế nào để bạn biết được là bé đang đau, đang đói hay chỉ đang buồn chán? Giáo sư tâm thần học Paul C. Holinger cho biết: “Một người mẹ nhạy cảm có thể nhận ra các loại tiếng khóc và nét mặt khác nhau của con mình”.
Lông mày, miệng và giọng nói đều là hệ thống tín hiệu cho em bé, bạn có thể dựa biểu hiện của các yếu tố này để phán đoán xem vì sao trẻ khóc:
- Khi bị đau, một em bé sẽ khóc với khóe miệng cụp xuống và lông mày cong vào giữa.
- Khi giận dữ, mặt bé đỏ bừng, lông mày cụp xuống, hàm nghiến lại và gầm lên.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận ra rằng một đứa trẻ dễ sợ hãi, dễ buồn bực không phải là đứa trẻ không vui vẻ. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng sự tức giận của trẻ chỉ đơn giản là sự lo lắng quá mức. Giáo sư Holinger nói: “Nếu có tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng chói lọi, đứa trẻ sẽ có biểu hiện khó chịu. Nếu tiếng ồn hoặc ánh sáng đó tiếp tục tăng lên, cảm giác đó sẽ chuyển sang tức giận”.
Nhà tâm lý học trẻ em Carrie Masia-Warner - phó giám đốc của Viện Rối loạn Tâm trạng và Lo lắng tại Trường Y Đại học New York, cảnh báo rằng chúng ta không nên nói quá nhiều về tâm trạng của bé. Theo cô, không gọi những đứa trẻ là một đứa trẻ hạnh phúc hay một đứa trẻ bất hạnh.
Mặc dù những đứa trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất không thực sự cảm thấy hạnh phúc khi chúng trông hạnh phúc, nhưng chúng cũng không nhận thức được cảm xúc khi chúng đang la hét. Nguyên nhân là do các trung tâm cảm xúc ở vỏ não của bé chưa bắt đầu hoạt động cho đến khi bé được 6 đến 8 tháng tuổi. Khi bé bắt đầu cảm nhận được những cảm xúc, biểu hiện trên khuôn mặt bé có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Bé có thể có những cách riêng để thể hiện với bạn khi bé không bằng lòng. Một số trẻ sơ sinh có thể khóc, trong khi những trẻ khác trở sẽ bám theo bạn với cảm xúc không vui. Khi bạn biết tính khí của bé, bạn sẽ nhận biết tốt hơn các dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong thế giới của bé.
2.3. Chúc bé vui vẻ
Mặc dù một chiếc cũi di động đầy màu sắc và lần đầu tiên bé nếm thử một món ăn có thể mang lại nụ cười cho bé, nhưng điều khiến bé hạnh phúc nhất lại đơn giản hơn nhiều, đó chính là bạn. Và đó là chìa khóa đầu tiên để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc.
Để có thể nuôi dạy trẻ hạnh phúc, bạn cần kết nối với trẻ, chơi với trẻ. Khi chơi cùng bé trong tâm trạng vui vẻ, có nghĩa trẻ cũng đang vui vẻ. Việc bạn kết nối với trẻ khi còn nhỏ là bước tốt nhất để đảm bảo trẻ sẽ hạnh phúc khi lớn lên.
Vui chơi tạo ra niềm vui, nhưng chơi cũng là cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho hạnh phúc trong tương lai. Khi trẻ lớn hơn, các trò chơi cho phép trẻ khám phá những gì trẻ thích làm như: xây dựng nhà bằng các khối hình khác nhau, chế tạo “thần dược” từ các nguyên liệu nhà bếp, vẽ màu nước,... tất cả đều có thể hướng đến những sở thích của trẻ sau này.
2.4. Giúp bé thành thạo các kỹ năng mới
Theo bác sĩ Hallowell những người hạnh phúc thường là những người đã thành thạo một kỹ năng. Như khi bé tìm cách đưa thìa vào miệng hoặc tự mình thực hiện những bước đi đầu tiên còn run rẩy, bé học được từ những sai lầm của mình, học được tính kiên trì và kỷ luật, và sau đó bé trải nghiệm niềm vui thành công nhờ nỗ lực của bản thân.
Trẻ cũng nhận được phần thưởng khi được người khác công nhận thành tích của mình. Quan trọng nhất, trẻ phát hiện ra mình có một số quyền kiểm soát cuộc sống của mình: Nếu trẻ cố gắng, trẻ sẽ làm được. Bác sĩ Hallowell nói rằng cảm giác kiểm soát thông qua khả năng làm chủ này là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hạnh phúc của người trưởng thành.
Tuy nhiên, trẻ em cũng giống như người lớn, cần phải làm theo sở thích của riêng mình, nếu không sẽ không có niềm vui trong những thành công của bản thân.
2.5. Nuôi dưỡng các thói quen lành mạnh của bé
Ngủ đủ giấc, tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em. Cho trẻ nhiều không gian để giải phóng năng lượng, trẻ có thể làm những điều mình thích như là đá chân lên trời, trườn về phía quả bóng yêu quý, hoặc đi tới đi lui, hay ngồi trên xích đu dành cho trẻ sơ sinh ở công viên, sẽ giúp hướng bé tới một tâm trạng tốt.
Bạn cũng nên chú ý tâm trạng của bé đối với các loại thực phẩm, các món ăn cụ thể. Một số cha mẹ nhận thấy rằng mặc dù đường có thể giúp con họ tăng cường năng lượng, nhưng nó cũng có thể khiến trẻ quấy khóc.
Dị ứng và nhạy cảm với thực phẩm cũng có thể đóng một vai trò trong hành vi và tâm trạng của trẻ. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể thấy rằng trẻ trở nên quấy khóc sau khi bạn ăn một số loại thực phẩm nhất định.
2.6. Hãy để trẻ tìm ra hạnh phúc
Trong sáu tháng đầu đời của một trẻ, điều quan trọng là cha mẹ phải đáp ứng các nhu cầu của trẻ, điều này không thể làm hư một đứa trẻ. Nhưng sau khoảng sáu tháng, nếu bạn chạy tiếp tục đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ, có thể bạn đang lấy đi một cơ hội học tập quan trọng dành cho trẻ. Nếu bạn dành cho trẻ nhiều tình cảm và sự quan tâm tích cực trong thời gian còn lại, thì việc để trẻ khóc một chút không sao cả.
Một sai lầm lớn mà nhiều bậc cha mẹ vì quá yêu thương con mà mắc phải đó là đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện. Họ cho rằng đó là điều tốt mà họ nên làm cho trẻ, đó là cách để họ nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc. Nhưng hình như những việc làm đó lại phản tác dụng.
Trên thực tế, trẻ em cần học cách chịu đựng một số nỗi đau khổ, một số bất hạnh. Hãy để trẻ tự đấu tranh, tìm hiểu mọi thứ, vì điều đó cho phép trẻ học cách đối phó với mọi sự việc xảy ra với trẻ.
Trong năm đầu tiên, một đứa trẻ sẽ học rất nhiều thứ: học ngồi, học bò, học cầm nắm đồ vật, học đi và học nói. Mỗi thành tích đạt được sẽ mang đến cho trẻ sự tự tin và hài lòng về thành tích của mình. Vì vậy, đừng vội nhặt chiếc lục lạc mà trẻ vừa đánh rơi hoặc con gấu bông mà trẻ đang loay hoay lấy, thay vào đó bạn hãy cho trẻ một chút thời gian và động viên để tự nhặt nó lên.
Bác sĩ Hallowell cho rằng việc cho phép trẻ em trải nghiệm một loạt các trải nghiệm, ngay cả những trải nghiệm khó khăn hoặc thất vọng, giúp trẻ xây dựng nguồn sức mạnh bên trong dẫn đến hạnh phúc. Cho dù một đứa trẻ 7 tháng tuổi và đang cố gắng bò hay 7 tuổi đang vật lộn với phép trừ, thì cha mẹ không nên can thiệp vào, mà hãy động viên trẻ thực hiện công việc đó. Trẻ sẽ trở nên tốt hơn trong việc đối phó với nghịch cảnh chỉ bằng cách đối mặt với nó.
2.7. Cho phép trẻ buồn hoặc tức giận
Khi bé lớn hơn, bạn có thể khuyến khích bé ghi lại cảm xúc của mình và diễn đạt bằng lời nói. Thậm chí trước khi trẻ có thể nói chuyện, bạn có thể cho trẻ xem ảnh khuôn mặt và hỏi trẻ xem trẻ đang cảm thấy như thế nào khi biểu hiện khuôn mặt như vậy.
Trẻ nhỏ tiếp thu rất nhanh những từ như "hạnh phúc" hoặc "tức giận." Khi trẻ nói lên cảm xúc của mình, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra và điều chỉnh cảm xúc của mình hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên phản ứng thái quá với những cảm xúc tiêu cực của trẻ. Đôi khi trẻ em trở nên quá nhạy cảm hoặc lo lắng vì điều gì đó trong môi trường của trẻ, điều là hoàn toàn bình thường, và không phải là điều bất hạnh.
Bạn sẽ thấy điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ lớn lên. Khi một đứa trẻ chu môi, và ngồi một góc trong bữa tiệc sinh nhật, phản ứng tự nhiên của bạn có thể là thúc giục trẻ tham gia vào cuộc vui. Nhưng điều quan trọng là cho phép trẻ cảm nhận điều không hạnh phúc.
Một số cha mẹ lo lắng bất cứ khi nào con cái của họ bị từ chối một điều gì đó, bé không được mời đến bữa tiệc sinh nhật, hoặc trẻ khóc vì không đạt được điều chúng muốn.
Trẻ em cần biết rằng đôi khi không vui cũng không sao, đó chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống. Và nếu bạn cố gắng kìm nén bất kỳ điều gì khiến trẻ không vui, bạn có thể gửi thông điệp rằng cảm thấy buồn bã là sai. Hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác của bản thân, bao gồm cả nỗi buồn.
2.8. Dạy bé chia sẻ và quan tâm
Nghiên cứu cho thấy những người cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc sống sẽ ít cảm thấy chán nản hơn. Khi trẻ trưởng thành, trẻ có thể được dạy việc giúp đỡ người khác dù chỉ là việc nhỏ thì trẻ sẽ cảm thấy hài lòng như thế nào.
Ngay từ khi trẻ được 10 tháng tuổi, bạn đã có thể dạy trẻ về sự hài lòng của việc cho và nhận. Nếu bạn cho trẻ một cái bánh, hãy để trẻ làm điều tương tự bằng cách cho bạn ăn một miếng. Nếu bạn chải tóc cho trẻ, hãy cho trẻ cơ hội chải tóc của bạn. Hãy cho trẻ thấy sự hào phóng của trẻ đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào.
Những khoảnh khắc nhỏ này có thể nuôi dưỡng khả năng chia sẻ và quan tâm đến người khác. Khi trẻ lớn lên, cho trẻ làm những công việc nhà đơn giản, chẳng hạn như cho quần áo bẩn vào thùng hoặc dọn bàn ăn, có thể giúp trẻ cảm thấy rằng mình đang được đóng gì đó cho gia đình.
2.9. Bạn làm gương cho trẻ
Theo Dora Wang, trợ lý giáo sư tâm thần học tại Trường Y Đại học New Mexico và là mẹ của một đứa trẻ 3 tuổi, nghiên cứu cho thấy rằng bạn có thể truyền tính khí của mình cho con mình. Điều này không nhất thiết phải thông qua gen, mà là thông qua hành vi của bạn và cách bạn nuôi dạy trẻ.
Dù tốt hơn hay tệ hơn, tâm trạng của con cái sẽ phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Ngay cả những em bé nhỏ tuổi cũng bắt chước cách thể hiện cảm xúc của cha mẹ, điều này sẽ kích hoạt các đường dẫn thần kinh cụ thể trong não. Nói cách khác, khi bạn cười, bé cũng cười. Tương tự như vậy, nếu bạn có một đứa trẻ đau bụng và khóc hàng giờ, điều tốt nhất bạn nên làm là giữ bình tĩnh, bởi vì điều đó có thể khiến bạn căng thẳng, nhưng nếu bạn thể hiện căng thẳng, trẻ cũng sẽ học theo điều đó.